Men vi sinh có tác dụng phụ không?

Men vi sinh rất hiếm khi có tác dụng phụ khi dùng, nhưng vẫn có thể xảy ra với một số người. Nếu bị mất cân bằng vi khuẩn đường ruột (hay còn gọi "loạn khuẩn") thì bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khi mới bắt đầu sử dụng do những thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột.

Dùng men vi sinh có tác dụng phụ nào không?

Thường không có tác dụng phụ khi dùng men vi sinh, nhưng cũng đừng quên quan sát phản ứng của cơ thể khi sử dụng bất kỳ thực phẩm bổ sung, thức ăn hoặc loại thuốc mới nào.

Woman with stomach ache

Những phản ứng ban đầu thường thấy nhất là chướng bụng, đầy hơi hoặc thay đổi nhu động ruột.

Sau khi bắt đầu dùng men vi sinh, bạn sẽ thấy thay đổi gì?

Giống như dấu vân tay, hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta là độc nhất vô nhị, không ai giống hệt ai1. Do vậy phản ứng cơ thể của mỗi người khi dùng thực phẩm bổ sung men vi sinh đều khác nhau. Hầu hết mọi người đều không nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào; tuy nhiên, một vài người có thể thấy một số thay đổi về đường tiêu hoá. Những thay đổi này xảy ra khi hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta điều chỉnh để thích nghi với sự có mặt của những lợi khuẩn mới. Men vi sinh tạo ra một môi trường thân thiện hơn cho các vi khuẩn tốt khác phát triển và chiếm chỗ các vi khuẩn có hại trong ruột.

Tác dụng phụ của men vi sinh kéo dài trong bao lâu?

Nếu bạn nhạy cảm với các loại thực phẩm và thực phẩm bổ sung mới, hoặc gặp phải bất kỳ tác dụng phụ ban đầu nào, thì tốt nhất là nên sử dụng dần dần. Ban đầu chỉ cần uống nửa viên nang hoặc nửa gói mỗi ngày, sau đó tăng dần. Bạn có thể mở các viên nang và chỉ uống một nửa lượng ruột bên trong.

Một số khách hàng hỏi chúng tôi họ phải làm gì khi gặp phải bất kỳ tác dụng phụ ban đầu nào của men vi sinh? Hãy ngừng sử dụng thực phẩm bổ sung đó vài ngày nếu thấy cần, và sau đó dùng lại với các liều lượng nhỏ. Điều này có thể giảm nguy cơ phá vỡ cục bộ đối với quần thể vi khuẩn đường ruột.

Vi khuẩn chết hàng loạt là gì?

"Vi khuẩn chết hàng loạt" xảy ra là khi có một lượng lớn vi khuẩn có hại trong ruột (gây rối loạn vi khuẩn) bị tiêu diệt vì chúng ta sử dụng một số loại thuốc hoặc dùng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn (chẳng hạn như men vi sinh) để cân bằng hệ vi sinh vật. Nhiều người cho rằng hiện tượng này có thể dẫn đến nhiều tác động khác nhau; tuy nhiên, nếu bạn gặp các triệu chứng lạ khi dùng men vi sinh, hãy tư vấn bác sĩ hoặc tìm hiểu kỹ nguyên nhân trước khi vội kết luận rằng đây là do thực phẩm bổ sung gây ra.

Tác dụng phụ của chất xơ

Một số người cảm thấy khó chịu nhẹ, hơi chướng bụng hoặc đầy hơi trong vài ngày đầu tiên bổ sung chất xơ (nguồn thức ăn của lợi khuẩn). Tuy nhiên, đầy hơi đơn giản có thể chỉ là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn có lợi trong cơ thể đang được kích thích và những triệu chứng này sẽ cải thiện và biến mất theo thời gian. Do vậy, bổ sung chất xơ thường mang lại nhiều lợi ích hơn so với những khó chịu nhỏ ban đầu này2. Trong một số trường hợp hiếm hoi khi các triệu chứng đó không giảm sau vài ngày, hãy giảm liều lượng bổ sungchất xơ rồi sau đó tăng dần dần.

Một thử nghiệm lâm sàng gần đây3 chỉ ra rằng những triệu chứng ban đầu như chướng bụng và đầy hơi sẽ kết thúc, và đền lúc này thì việc dùng chất xơ thực sự đang làm giảm các triệu chứng đầy hơi. Kết quả sau hai ttuần cho thấy cớ sự giảm sản sinh khí hơi từ các vi khuẩn trong ruột vì chúng đã thích nghi hơn4, đồng thời lượng khí sinh ra đã được chuyển hoá vầ thấp thụ nhiều hơn. Điều này giúp ít bị chướng bụng và đầy hơi hơn, sản sinh ra ít khí hơn và từ đó cho thấy rằng việc sử dụng chất xơ thường xuyên có thể giúp điều chỉnh quá trình chuyển hoá khí trong ruột. Cơ thể chúng ta chỉ cần một chút thời gian để hệ vi khuẩn đường ruột được thích nghi.

Men vi sinh có thể gây hại cho đường ruột không?

Cũng như thực phẩm, nhiều người hợp với một số chủng vi khuẩn hơn so với một số người khác. Xin được nhắc lại rằng, chưa có ghi nhận đáng kể nào về tác dụng phụ của men vi sinh. Bạn sẽ chỉ nhận ra mình có lẽ phù hợp với một số chủng lợi khuẩn này chứ không phải là các chủng khác. Quan trọng là bạn cần biết rằng ngay cả khi có một số tác dụng phụ, thực phẩm bổ sung lợi khuẩn vẫn là tan toàn vì chúng đang sống trong cơ thể và ruột của chúng ta, cho nên các tác dụng đó cũng không gây hại gì. Cũng khá đơn giản để tìm ra loại lợi khuẩn phù hợp cho mỗi người, nhưng có một số người có thể phải dùng thử qua nhiều loại khác nhau mới có thể tìm ra chủng lợi khuẩn nào phù hợp với mình.

Lưu ý: Trừ khi có sự chăm sóc và giám sát của bác sĩ, không khuyến dùng men vi sinh cho người mắc bệnh nghiêm trọng, ví dụ: bị ức chế miễn dịch nghiêm trọng, bị viêm tụy, đang ở ICU, đi ngoài phân đen, đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm, trẻ sơ sinh mắc hội chứng ruột ngắn, hoặc bệnh nhân có vết thương hở sau cuộc phẫu thuật lớn. 

Tác giả bài viết: Nhà trị liệu dinh dưỡng Beverly Richards, Chứng chỉ đào tạo liệu pháp dinh dưỡng (DipION)

Tham khảo

  1. Grice EA, Segre JA. The human microbiome: Our second genome. Annu Rev Genomics Hum Genet. 2012;13:151-170. doi:10.1146/annurev-genom-090711-163814
  2. Williams NT. Probiotics. Am J Heal Pharm. 2010;67(6):449-458. doi:10.2146/ajhp090168
  3. Mego M, Bendezú A, Accarino A, Malagelada J-R, Azpiroz F. Intestinal gas homeostasis: disposal pathways. Neurogastroenterol Motil. 2015;27(3):363-369. doi:10.1111/nmo.12498
  4. Mego M, Accarino A, Tzortzis G, et al. Colonic gas homeostasis: Mechanisms of adaptation following HOST-G904 galactooligosaccharide use in humans. Neurogastroenterol Motil. 2017;29(9). doi:10.1111/nmo.13080