Men vi sinh là gì?
Có thể bạn sẽ bối rối nếu còn lạ lẫm với thế giới của men vi sinh, hay còn được gọi là các lợi khuẩn hoặc vi khuẩn sống. Nói một cách đơn giản, tất cả chúng ta đều là vật chủ của hàng nghìn tỷ vi sinh vật siêu nhỏ bé, hầu hết chúng đều cư trú trong ruột của chúng ta. Một số thì thân thiện với chủ thể, một số khác thì không! Việc có vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại cùng lúc trong hệ vi sinh vật đường ruột là hoàn toàn bình thường, nhưng cân bằng lý tưởng là khi vi khuẩn có lợi có nhiều hơn vi khuẩn có hại. Cuộc sống hiện đại có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng này và đó là lý do tại sao nhiều người sử dụng các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn sống để hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột tự nhiên.
Nên dùng men vi sinh ở dạng viên nang, viên nén, dạng giọt hay dạng bột?
Thực phẩm bổ sung men vi sinh có nhiều dạng bào chế chẳng hạn như dạng viên nang, viên nén, dạng chất lỏng hay dạng bột, vì vậy sẽ có không ít thắc mắc rằng liệu có dạng nào là có tốt hơn các dạng khác không. Hãy yên tâm rằng khi mua thực phẩm bổ sung từ các công ty chuyên về men vi sinh và có uy tín thì tất cả các dạng bào chế đều có hiệu quả như nhau. Do vậy điều quan trọng hơn là chọn các chủng lợi khuẩn và dạng bào chế phù hợp nhất với mình.
Tìm hiểu thêm về cách chọn thực phẩm bổ sung men vi sinh tốt nhất.
Dùng thực phẩm bổ sung men vi sinh hàng ngày có tốt không?
Việc bổ sung thực phẩm bổ sung men vi sinh liên tục hàng ngày luôn được khuyến nghị và hoàn toàn an toàn. Nghiên cứu cho thấy rằng vi khuẩn chỉ cư trú trong ruột được vài tuần, vì vậy bạn nên thường xuyên bổ sung men vi sinh để cơ thể luôn nhận đủ lượng lợi khuẩn cần thiết cho sức khoẻ.
Có thể mở viên nang men vi sinh không?
Hoàn toàn có thể mở các viên nang Optibac Probiotics nếu muốn trực tiếp uống phần ruột men vi sinh bên trong mà không phải nuốt cả viên nang, hoặc trộn với thức ăn, đồ uống còn ấm hoặc để nguội và không có tính axit. Việc mở viên nang sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng sống sót của các lợi khuẩn. Tuy nhiên, nên tìm hiểu kỹ hướng dẫn đối với sản phẩm viên nang của những thuơng hiệu khác, vì có thể men vi sinh của họ cần được giữ nguyên trong viên nang.
Tham khảo:
- Dronkers, T. M. G., Ouwehand, A. C. and Rijkers, G. T. (2020) ‘Global analysis of clinical trials with probiotics’, Heliyon, 6(7). doi: 10.1016/j.heliyon.2020.e04467.
- Probiotics. (2022). NHS Retrieved 31 March 2022, from https://www.nhs.uk/conditions/probiotics/
- Markowiak P and Śliżewska K (2017) Effects of Probiotics, Prebiotics, and Synbiotics on Human Health. Nutrients, 9(9): 1021
- Satish Kumar L, Pugalenthi L, Ahmad M, et al. (April 18, 2022) Probiotics in Irritable Bowel Syndrome: A Review of Their Therapeutic Role. Cureus 14(4): e24240. doi:10.7759/cureus.24240
- Messaoudi M. et al., (2011), ‘Assessment of psychotropic-like properties of a probiotic formulation (Lactobacillus helveticus R0052 and Bifidobacterium longum R0175) in rats and human subjects’. British Journal of Nutrition, 105(5):755.
- Jespersen L. et al., (2015), ‘Effect of Lactobacillus paracasei subsp. paracasei, L. casei 431® on immune response to influenza vaccination and upper respiratory tract infections in healthy adult volunteers: a randomized, double- blind, placebo-controlled, parallel-group study’. Am.J.Clin.Nutr., 101:1188-1196.
- Patole et al. (2014). Effect of Bifidobacterium breve M-16V® supplementation on faecal Bifidobacteria in preterm neonates- a randomised double blind placebo controlled trial . PLoS one, 9 (3): e89511.
- Sudha, M. R. et al. (2018) ‘Efficacy of Bacillus coagulans Unique IS2 in treatment of irritable bowel syndrome in children: a double blind, randomised placebo-controlled study’, Beneficial Microbes, 9(4), pp. 563–572. doi: 10.3920/BM2017.0129.
- Gawronska, A. et al. (2006) ‘A randomized double-blind placebo-controlled trial of Lactobacillus GG for abdominal pain disorders in children’, Alimentary Pharmacology & Therapeutics, 25(2). doi: 10.1111/j.1365-2036.2006.03175.x.
- Slykerman R et al. (2017). Effect of Lactobacillus rhamnosus HN001 in pregnancy on postpartum symptoms of depression and anxiety: a randomised double blind placebo controlled trial . EBioMedicine, 24, 159-165.
- Morelli L. et al., (2004), ‘Utilization of the intestinal tract as a delivery system for urogenital probiotics’. J. Clin. Gastroenterol., 38(6 Suppl): S107-10.
- Mimura, T. et al. (2004). 'Once daily high dose probiotic therapy (VSL#3) for maintaining remission in recurrent or refractory pouchitis'. Gut, 53(1): 108-114
- Morelli L et al., 2004. 'Utilisation of the intestinal tract as a delivery system for urogenital probiotics'. Journal of Clinical Gastroenterology; 38(6): 107-110
- Jacobsen et al., 1999. 'Screening of probiotic activities of 47 strains of Lactobacillus spp. by in vitro techniques and evaluation of the colonisation ability of 5 selected strains in humans'. Applied and Environmental Microbiology; 65 (11): 4949-4956
Sản phẩm được phân phối bởi Công Ty Cổ Phần An Khánh.