Men vi sinh có dùng khi thuốc tránh thai được không?

Có, bạn hoàn toàn có thể dùng men vi sinh cùng thuốc tránh thai. Không có rủi ro gì đối với công dụng của thuốc tránh thai hoặc men vi sinh khi được sử dụng cùng nhau. 

Một trong những loại thuốc phổ biến nhất được phụ nữ trên khắp thế giới sử dụng là thuốc tránh thai, còn được gọi là thuốc tránh thai uống. Liều hormone hàng ngày này được sử dụng để ngừa thai. Một vài loại thuốc, bao gồm cả một số thuốc kháng sinh cụ thể, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai1. Thuốc tránh thai không hoạt động hiệu quả có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng men vi sinh lần đầu tiên, bạn có thể băn khoăn liệu men vi sinh có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai hay không. Hãy cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này.

birth control pill

Dùng men vi sinh với thuốc tránh thai có an toàn không?

Phụ nữ có thể yên tâm rằng men vi sinh và thuốc tránh thai có thể sử dụng cùng nhau một cách và không ảnh hưởng đến công dụng của nhau.

Men vi sinh là những vi khuẩn và nấm thân thiện có lợi cho sức khỏe tổng thể của chúng ta. Chúng không phải là thuốc. Bình thường ruột của chúng ta cũng  chứa hàng nghìn tỷ vi khuẩn gồm các vi khuẩn và nấm tạo thành hệ vi sinh vật đường ruột. Bằng cách sử dụng thực phẩm bổ sung men vi sinh, chúng ta sẽ bổ sung thêm lượng lợi khuẩn trong ruột và do đó, góp phần tạo nên hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.

Thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột không?

Thuốc tránh thai đã được ghi nhận là có ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột và sức khỏe đường ruột. Mặc dù không rõ tại sao, nhưng có một mối liên hệ vững chắc giữa việc sử dụng thuốc tránh thai và nguy cơ rối loạn đường ruột2. Có ý kiến cho rằng điều này là do mối quan hệ giữa tác động của estrogen đối với hệ vi sinh vật đường ruột, tính toàn vẹn của niêm mạc ruột và sức khỏe miễn dịch. Một số phụ nữ đã gặp phải những tác dụng phụ về đường tiêu hóa khi uống thuốc tránh thai chẳng hạn như buồn nôn, chướng bụng và thay đổi nhu động ruột. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy có sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột, được gọi là rối loạn vi khuẩn. Sử dụng thực phẩm bổ sung men vi sinh cùng với thuốc tránh thai có thể giúp hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khi bị rối loạn tiêu hóa.

Thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo của bạn không?

Thuốc tránh thai đã được biết là làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nấm âm hộ-âm đạo3. Người ta cho rằng hormone oestrogen, bao gồm cả oestrogen tổng hợp có trong nhiều loại thuốc tránh thai, có thể kích thích sự phát triển của nấm Candida trong âm đạo, góp phần vào sự phát triển của bệnh nấm âm đạo4. Nếu bạn thấy mình có xu hướng bị nhiễm trùng âm đạo thì bạn nên cân nhắc sử dụng một loại men vi sinh hỗ trợ sức khỏe của hệ vi sinh vật âm đạo, chẳng hạn như lợi khuẩn phụ khoa Optibac Probiotics For Women (Dành Cho Phụ Nữ).

Vitamin C và thuốc tránh thai

Vitamin C và thuốc tránh thai ban đầu được phân hủy bởi cùng một loại enzyme trước khi được sử dụng trong cơ thể. Trong các nghiên cứu ban đầu, người ta đã phát hiện ra rằng với liều lượng cao từ 1g trở lên mỗi ngày, vitamin C có thể làm tăng nồng độ oestrogen tuần hoàn trong cơ thể5. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn đã không xác nhận kết quả này6,7. Lượng vitamin C từ chế độ ăn uống và từ các thực phẩm bổ sung vitamin C lành mạnh, ví dụ 80mg mỗi ngày theo mức cho phép hàng ngày được khuyến nghị8, là an toàn khi dùng cùng với thuốc tránh thai.

Cuối cùng, nếu bạn không chắc chắn về việc sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung tự nhiên nào cùng với thuốc tránh thai, hãy tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ của bạn.

Tóm lại

  • Men vi sinh có thể dùng cùng với thuốc tránh thai một cách an toàn.
  • Thuốc tránh thai có thể tác động đến sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột và hệ vi sinh vật âm đạo.
  • Việc dùng thực phẩm bổ sung men vi sinh trong khi dùng thuốc tránh thai có thể giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột và sức khỏe âm đạo.

Tham khảo

  1. Altman RD, Nielsen NH, Sterling ML, Dickinson BD. Drug interactions between oral contraceptives and antibiotics. Obstet Gynecol. 2002;99(5):842. doi:10.1097/00006250-200205000-00031
  2. Khalili H. Risk of Inflammatory Bowel Disease with Oral Contraceptives and Menopausal Hormone Therapy: Current Evidence and Future Directions. Physiol Behav. 2016;39(3):193-197. doi:10.1007/s40264-015-0372-y.Risk
  3. Spinillo A, Capuzzo E, Nicola S, Baltaro F, Ferrari A, Monaco A. The impact of oral contraception on vulvovaginal candidiasis. Contraception. 1995;51(5):293-297. doi:10.1016/0010-7824(95)00079-P
  4. Gonçalves B, Ferreira C, Alves CT, Henriques M, Azeredo J, Silva S. Vulvovaginal candidiasis: Epidemiology, microbiology and risk factors. Crit Rev Microbiol. 2016;42(6):905-927. doi:10.3109/1040841X.2015.1091805
  5. Back DJ, Breckenridge AM, MacIver M, L’E Orme M, Purba H, Rowe PH. Interaction of ethinyloestradiol with ascorbic acid in man. Br Med J (Clin Res Ed). 1981;282(6275):1516. doi:10.1136/bmj.282.6275.1516
  6. Kuhnz W, Louton T, Back DJ, Zamah NM. Influence of High Doses of Vitamin C on the Bioavailability and the Serum Protein Binding of Levonorgestrel in Women Using a Combined Oral Contraceptive. 1995;7624(94).
  7. Zamah NM, Hümpel M, Kuhnz W, Louton T, Rafferty J, Back DJ. Absence of an effect of high vitamin C dosage on the systemic availability of ethinyl estradiol in women using a combination oral contraceptive. Contraception. 1993;48(4):377-391. doi:10.1016/0010-7824(93)90083-J
  8. UK Coma/SACN. Nutrition requirements. 2016. doi:10.1300/5513_12