Lactobacillus là gì?

Lactobacillus là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong ruột hoặc đường tiết niệu. Tìm hiểu thêm về Lactobacillus trong Câu hỏi thường gặp này.

Nếu bạn đã nghe nói về ‘acidophilus’, thì bạn có thể cũng đã nghe về Lactobacillus. Nhưng L. acidophilus thực sự là một loài vi khuẩn thuộc giống Lactobacillus (số nhiều là Lactobacilli), một loại lợi khuẩn được sử dụng nhiều và thường được tìm thấy trong các thực phẩm bổ sung men vi sinh

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng xem xét:

Lactobacillus là lợi khuẩn loại gì?

‘Lactobacillus’ là cái tên rất nổi tiếng; trên thực tế, nhiều người dùng tên Lactobacillus như một cái tên chung chỉ vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn). Nhưng Lactobacillus thực tế là tên của một giống vi khuẩn cụ thể sản sinh ra axit lactic (do vậy nó có tên là Lactobacillus). Giống vi khuẩn thực chất là một cấp bậc phân loại của vi khuẩn. Trong giống Lactobacillus, có nhiều loài vi khuẩn nổi tiếng, bao gồm Lactobacillus reuteri, Lactobacillus rhamnosus, và Lactobacillus acidophilus. Giống Lactobacillus có một số chủng vi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất thế giới và được đưa vào vô số thử nghiệm lâm sàng. Một trong những chủng này là Lactobacillus acidophilus NCFM®, là chủng thuộc loài Lactobacillus acidophilus được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới.

Lactobacillus taxonomy diagram

Tất cả vi khuẩn thuộc giống Lactobacillus đều có chung những phẩm chất nhất định, nhưng cần lưu ý là trong vô số loài Lactobacilli thì luôn có nhiều chủng lợi khuẩn khác nhau. Mỗi chủng lợi khuẩn sẽ có những phương thức hoạt động riêng biệt trong cơ thể. Do đó, khi cân nhắc sử dụng thực phẩm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn, tốt nhất hãy so sánh chúng ở cấp độ chủng thay vì chỉ xem xét theo chi hoặc loài. Cách này có thể đảm bảo việc sử dụng đúng loại men vi sinh phù hợp nhu cầu.

Đọc trang này để tìm hiểu thêm về sự khác nhau giữa loài và chủng vi khuẩn.

Lactobacillus được tìm thấy ở đâu?

Lactobacilli có rất nhiều trong tự nhiên và có thể sống trong nhiều môi trường khác nhau. Ở động vật và con người, chúng là vi khuẩn đường ruột thường trú trong ruột, và cũng thích sống trong âm đạo hay khoang miệng của người. Chúng cũng được tìm thấy trong đất (phổ biến nhất là trong bầu rễ), và ở thực vật (đặc biệt là thực vật đang thối rữa). Chúng đã được sử dụng trong nông nghiệp từ nhiều năm để cải thiện chất lượng đất, thúc đẩy sự sinh trưởng của cây và ngăn ngừa bệnh cho cây1.

Lợi ích của Lactobacillus là gì?

Giống vi khuẩn Lactobacillus rất nổi tiếng, nhưng nhiều người vẫn chưa rõ chúng có tác dụng gì. Đa số đều muốn biết liệu 'Lactobacilli có phải là vi khuẩn có lợi không?', và câu trả lời là 'có'! Những vi khuẩn này đem đến cho 'vật chủ' của chúng nhiều lợi ích về sức khỏe.

Thật khó để xác định cụ thể những công dụng của giống vi khuẩn Lactobacillus, vì tất cả Lactobacilli đều sẽ có một số lợi ích chung, chẳng hạn như chúng đều có khả năng sản sinh ra axit, bao gồm cả axit lactic. Nhiều loài và chủng Lactobacilli có thể cư trú trong hệ vi sinh vật đường ruột hoặc âm đạo2, ở đó chúng cải thiện môi trường bằng cách sản sinh ra bacteriocin (chất kháng khuẩn tự nhiên) giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn mầm bệnh, là những vi sinh vật không ai muốn.

Tuy nhiên, mỗi loài và chủng lại cũng có những lợi ích riêng. Các chủng từ chi này đã được nghiên cứu rộng rãi và được phát hiện là giúp cải thiện nhiều tình trạng sức khoẻ chẳng hạn như:

  • Phân lỏng: các chủng Lactobacillus acidophilus NCFM ® và Lactobacillus rhamnosus GG ® là hai chủng lợi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. Chúng đã được chứng minh là có nhiều tác dụng trong việc giúp điều trị tiêu chảy cấp và phân lỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau3.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS) và chướng bụng:  Lactobacillus acidophilus NCFM® là chủng L. acidophilus được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. Một trong những điểm mạnh của nó là hỗ trợ điều trị các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) phổ biến, đặc biệt là chướng bụng4Lactobacillus acidophilus Rosell-52 là một chủng Lactobacillus được nghiên cứu kỹ lưỡng khác và đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ sức khoẻ đường ruột và hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS)5.
  • Sức khoẻ tâm thần và thể trạng: Ngoài tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ sức khoẻ đường ruột, Lactobacillus acidophilus Rosell-52 còn được nghiên cứu về khả năng hỗ trợ sức khoẻ tâm thần và thể trạng6.
  • Hỗ trợ miễn dịch: Một số chủng Lactobacilli đã thể hiện có khả năng đặc biệt trong việc hỗ trợ sức khoẻ miễn dịch. Lactobacillus paracasei CASEI 431® được nghiên cứu rộng rãi và được chứng minh là có tác dụng rút ngắn thời gian bị các triệu chứng cảm cúm7.
  • Sức khoẻ âm đạo: Lactobacillus rhamnosus GR1® là một chủng lợi khuẩn thuộc chi Lactobacillus thích sống trong đường tiết niệu-sinh dục. Nó đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu là có tác dụng hỗ trợ sức khoẻ âm đạo của phụ nữ, đặc biệt là hỗ trợ điều trị các tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng âm đạo8,9.

Men vi sinh chứa Lactobacillus nào là tốt nhất?

Như đã biết là mỗi chủng Lactobacillus đều có các đặc tính khác nhau, vì vậy cần tìm kiếm các loại thực phẩm bổ sung men vi sinh với các chủng lợi khuẩn phù hợp cho các nhu cầu sức khỏe khác nhau. Các loại men vi sinh được nghiên cứu chuyên biệt sẽ luôn nêu rõ tên định danh khoa học của các chủng lơi khuẩn Lactobacillus. 

Cùng với việc tìm một thực phẩm bổ sung có chứa chủng phù hợp tốt nhất với từng nhu cầu, còn có một số điểm quan trọng khác cần được xem xét khi lựa chọn men vi sinh nhằm bảo đảm bạn chọn được loại men vi sinh chất lượng cao, đó là:

  • Chủng Lactobacillus đã có đủ bằng chứng khoa học chứng minh là an toàn và còn sống khi xuống đến ruột. Hãy tìm kiếm thông tin nghiên cứu về các chủng lợi khuẩn trên mạng.
  • Đừng bị thu hút bởi số lượng lợi khuẩn lớn. Số lượng cao hơn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với chất lượng cao hơn – điều quan trọng hơn là việc sử dụng đúng chủng lợi khuẩn phù hợp kể cả khi chúng có số lượng ít hơn.
  • Hãy xem sản phẩm có được đảm bảo chất lượng đến tận 'ngày hết hạn' không, thay vì chỉ đảm bảo chất lượng tại 'thời điểm sản xuất', vì điều này có nghĩa là chất lượng men vi sinh được đảm bảo cho đến khi sản phẩm hết hạn sử dụng thay vì chỉ được đảm bảo tại thời điểm sản xuất (nghĩa là chất lượng có thể sẽ giảm dần sau thời điểm này).

Trong khi đó, các thực phẩm bổ sung men vi sinh của Optibac đều đáp ứng tất cả các tiêu chí nêu trên! Các men vi sinh Optibac có chứa các chủng lợi khuẩn Lactobacillus là:

probiotic capsule
Vi khuẩn Lactobacillus thường được sử dụng trong các thực phẩm bổ sung men vi sinh

Men vi sinh nào có chứa Lactobacillus?

Thật khó để xác định đâu là nguồn Lactobacillus tốt nhất, vì các loài và chủng từ chi này có thể được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.

Vi khuẩn Lactobacillus có thể lên men lactose đường-sữa, vì vậy có nhiều trong các sản phẩm sữa tại nhà. Vì lý do này, các chủng Lactobacilli được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm để lên men nhiều sản phẩm từ sữa bao gồm pho mát, sữa chua, và kefir. Nhưng những vi khuẩn đa năng này cũng được sử dụng nhiều ở nhà để lên men pho mát thuần chay, các loại rau như cải bắp trong dưa cải bắp và kimchi, và ngũ cốc lên men để làm bánh mì. Các chủng Lactobacillus cũng có thể được tìm thấy ở nhiều loại dưa chua, và thực phẩm được bảo quản lâu như ô liu.

Ngoài các loại thực phẩm chứa Lactobacillus này, vi khuẩn cũng được sử dụng trong các thực phẩm bổ sung lợi khuẩn sống ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm viên nén, viên nang, gói, kẹo dẻo và dạng chất lỏng.

Lactobacillus có tác dụng phụ nào không?

Nhiều người lo lắng không biết liệu Lactobacillus có thể gây hại hay không; tuy nhiên, việc bổ sung lợi khuẩn ở dạng thực phẩm bổ sung men vi sinh được coi là rất an toàn và tác dụng phụ xảy ra do sử dụng vi khuẩn Lactobacillus là rất hiếm. Các triệu chứng nhẹ như chướng bụng và/hoặc đầy hơi đôi khi có thể xảy ra do kết quả trực tiếp từ việc hệ vi sinh với các vi khuẩn đường ruột được cân bằng hơn. 

Xem Câu hỏi thường gặp về tác dụng phụ để biết thêm chi tiết.

Mọi triệu chứng nếu có nói chung đều nhẹ và chỉ kéo dài trong vài ngày. Nếu các triệu chứng khiến bạn khó chịu thì bạn có thể giảm liều bạn đang dùng ban đầu và tăng dần lên hoặc ngừng dùng thực phẩm bổ sung và liên hệ với nhà sản xuất để được hướng dẫn. Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bạn có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và bạn không chắc ai nên dùng men vi sinh, thì tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn trước.

Tìm hiểu thêm về giống vi khuẩn sống khác như Bifidobacterium.

Tác giả: Tiến sĩ Kate Stephens - Tiến sĩ chuyên ngành khoa học thực phẩm và vi sinh vật, Cử nhân khoa học (loại giỏi) chuyên ngành vi sinh y học

Tham khảo

  1. Lamont, J.R. et al, (2017) From yogurt to yield: Potential applications of lactic acid bacteria in plant production, Soil Biology and Biochemistry, Volume 111:1-9 ISSN 0038-0717
  2. DebMandal, M. et al (2012) Detection of intestinal colonization of probiotic Lactobacillus rhamnosus by stool culture in modified selective media. Asian Pacific Journal of Tropical Disease 205-210.
  3. Ruiz-Palacios G. et al., (1996). ‘Feeding of a probiotic for the prevention of community acquired diarrhea in young Mexican children’. Pediatric Research, 39 (Pt. 2):104, Abstr. #1089.
  4. Faber, S.M., (2000). ‘Treatment of abnormal gut flora improves symptoms in patients with irritable bowel syndrome’. American Journal of Gastroenterology, 95(9):2533.
  5. Benes Z. et al., (2006), ‘Lacidofil (Lb. acidophilus Rosell-52 and Lb. rhamnosus Rosell-11) alleviates the symptoms of IBS’. Nutrafoods, 5:20-27.
  6. Messaoudi M. et al., (2011), ‘Assessment of psychotropic-like properties of a probiotic formulation (Lactobacillus helveticus R0052 and Bifidobacterium longum R0175) in rats and human subjects’. British Journal of Nutrition, 105(5):755.
  7. Jespersen L. et al., (2015), ‘Effect of Lactobacillus paracasei subsp. paracaseiL. casei 431® on immune response to influenza vaccination and upper respiratory tract infections in healthy adult volunteers: a randomized, double- blind, placebo-controlled, parallel-group study’. Am.J.Clin.Nutr., 101:1188-1196.
  8. Vujic et al., (2013), ‘Efficacy of orally applied probiotic capsules for bacterial vaginosis and other vaginal infections: a double-blind, randomized, placebo-controlled study’. Eur. J. Obstet. Gynecol. Reprod. Biol., 168(1): 75-9.
  9. Beerepoot et al., (2012), ‘Lactobacilli vs antibiotics to prevent urinary tract infections: a randomized, double-blind, noninferiority trial in postmenopausal women’. Arch. Intern. Med., 172(9):704-12.